Cách đơn giản để duy trì nguồn sữa mẹ

Ai cũng biết, sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, nhưng làm sao để sữa mẹ lúc nào cũng dồi dào thì không phải ai cũng nắm được.

bao-quan-sua-me

Thực ra, để duy trì nguồn sữa mẹ, bạn chỉ cần làm theo những nguyên tắc đơn giản sau:

Cho bé bú thường xuyên:
Cho con bú là biện pháp tối ưu nhất để kích thích tuyến sữa và duy trì nguồn sữa mẹ. Bé bú mẹ càng nhiều thì sữa tiết ra càng nhiều. Hãy cho bé bú thường xuyên dù sữa mẹ ít hay nhiều hay thậm chí mẹ không có sữa.

Rất nhiều bà mẹ quan niệm sữa mẹ ít, con bú không đủ no nên chủ động cho con bú sữa công thức, để dành sữa mẹ dồn cho cữ sau, đây là quan niệm sai. Mẹ cần nhớ rằng cho con bú là một cách để kích thích tiết sữa nên càng cho bé bú nhiều, mẹ sẽ càng có nhiều sữa.

Chế độ dinh dưỡng: Lượng calo bắt buộc đưa vào cơ thể đối với bà mẹ cho con bú hàng ngày là 330 calo, nhiều hơn lượng thức ăn trước khi mang thai. Vì vậy, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú để đảm bảo nguồn sữa cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm các món ăn giúp tăng tiết sữa như cháo móng giò, thịt gà, xôi nếp, đu đủ…, uống nhiều nước và ăn nhiều các loại canh rau.

Ngủ đủ giấc: Với các bà mẹ có con nhỏ, việc ngủ đủ giấc xem ra khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, các bạn nên tận dụng khoảng thời gian bé ngủ để tự thưởng cho mình một giấc ngủ, bởi giấc ngủ ngắn đó ngoài việc giúp hồi phục sinh lực cho mẹ mà còn là lúc sữa được sản sinh nhiều.

dinh-duong-cho-tre-so-sinh
Tinh thần thoải mãi: Bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giữ tinh thần thật thoải mái, thư giãn, tránh bị căng thẳng, áp lực, lo âu… sẽ dễ bị mất sữa. Khi cơ thể được thư giãn sẽ rất có lợi cho việc tăng sữa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn thoải mái, cơ thể sẽ sản sản xuất ra oxytocin –một trong 2 hormone quan trọng làm tăng nguồn sữa mẹ.

Tăng cân
: Sau khi sinh, bạn cần giữ mức cân nặng hợp lý để cơ thể khỏe mạnh vì nếu bạn giảm cân quá nhanh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Tối thiểu bạn nên duy trì trọng lượng tăng khoảng 4 kg sau sinh để đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Tăng cường cho bé bú đêm:
Khi người mẹ bắt đầu đi làm trở lại, thì sẽ không thể cho bé bú thường xuyên để duy trì nguồn sữa nữa, lúc này biện pháp đưa ra là tăng cường cho bé bú đêm. Khi bé bú đêm, lượng sữa trẻ nhận được vẫn đủ sữa theo nhu cầu, đồng thời sẽ càng kích thích tuyến sữa giúp nguồn sữa của mẹ dồi dào hơn.

Vắt sữa trước khi đi làm: Trước khi đi làm, bạn hãy vắt sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh cho bé bú. Sữa mẹ đã vắt có thể bảo quản trong khoảng 72 giờ trong tủ lạnh. Khi cho bé bú cần hâm nóng lại bằng cách ngâm Bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa ấm đều. Không đun sữa mẹ hoặc hâm sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Sau khi mẹ vắt sữa xong hãy cho bé bú tiếp để bé nhận được sữa cuối mà mẹ không thể vắt ra được. Sữa cuối là sữa có màu trắng đục chứa nhiều chất béo sẽ giúp bé nhanh tăng cân.

Khi đến công ty, mỗi khi ngực căng sữa, bạn cũng có thể vắt sữa ra rồi bảo quản để mang về cho con bú. Nếu mẹ vắt sữa đều đặn, nguồn sữa sẽ được duy trì.

Một số món ăn giúp lợi sữa:

Chuối sứ: Đây là loại chuối quả to tròn, Da hơi nhám. Thịt chuối nhiều hơn so với các loại chuối khác. Đặc biệt, lớp men của loại quả này tốt, sản phụ nếu ăn chuối sứ thường xuyên có thể giúp tăng lượng sữa.

Hoa chuối lá hoặc chuối tiêu thái nhỏ, luộc chín ăn hoặc trộn nộm với lạc, vừng rang, ăn 2- 3 bữa liền cũng giúp thông sữa rất tốt.

Rau khoai lang: Luộc hoặc xào lá rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa.
Rau mùi: Hạt mùi 12 g, gạo nếp lức 30 g, nấu cháo ăn, hoặc hạt mùi 6 g cho vào ấm cùng 100 ml nước, đun sôi khoảng 15 phút, lấy nước thuốc chia làm 2 phần uống hết trong ngày sẽ giúp lợi sữa.

Rau đay: Tuần đầu tiên sau khi sinh, sản phụ có thể ăn hằng ngày 150-200g rau đay vào bữa ăn chính, các tuần sau mỗi tuần ăn hai lần với từ 200-250g thì lượng sữa tăng, trong sữa lượng chất béo cũng tăng lên.

Đu đủ xanh: Đu đủ chứa nhiều prtein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Nấu cháo cùng móng giò và đu đủ xanh là một trong những cách giúp lợi sữa, thông sữa rất hiệu quả cho các bà mẹ đã được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Mặt khác, món ăn này cũng giúp trị chứng ít sữa hoặc sữa quá loãng.

Nếu không nấu đu đủ cùng chân giò thì có thể thay thế chân giò bằng cá chép hoặc cá quả cũng có hiệu quả tăng cường sữa.

Sung: Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, hơi chát, tính mát, tác dụng thông huyết, lợi tiểu, chỉ thống, tiêu đàm, tiêu thủng, tiêu viêm, sát trùng, bổ huyết. Quả sung và lá non giúp lợi sữa cho sản phụ. Liều dùng 10 – 20g quả và lá sắc uống hàng ngày.

Hạt bí:
Làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh: mỗi lần uống 15 – 20g hạt bí ngô sống, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 – 5 ngày sẽ hiệu quả.


Bảo quản sữa mẹ vắt ra như thế nào?

Cách trữ sữa mẹ tại nhà và cấp đông đúng, đảm bảo dưỡng chất: Sau khi vắt sữa, bạn chứa sữa vào Bìnhnhựa hoặc Bình thủy tinh (đã luộc vô khuẩn) rồi xếp vào tủ cấp đông. Xếp thành hàng ngang, Bình ngoài cùng bên trái là Bình cũ nhất, Bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng Bình ngày vắt để bé dùng từ cũ tới mới. Khi dùng cần rã đông sữa bằng cách tự nhiên: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau khi đã rã đông sữa, hâm nóng sữa bằng cách ngâm Bình sữa vào nước nóng cho đến khi sữa nóng đều, kiểm tra độ nóng trước khi cho bé bú và cho bé bú ngay sau khi hâm nóng là tốt nhất. Bạn không nên rã đông và hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng.

Chú ý: Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt. Khi làm ấm sữa, bạn cần lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo trước khi trẻ ăn.