KINH NGHIỆM KHI HÚT SỮA VÀ BẢO QUẢN SỮA

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bất cứ người mẹ nào cũng có khả năng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất là 6 tháng đầu đời của con. Sữa mẹ có tác dụng bảo vệ trực tiếp trẻ sơ sinh qua nhiều cách khác nhau – nhất là trong những tháng đầu đời khi hệ miễn nhiễm của trẻ còn khá yếu ớt chưa đủ khả năng chống lại ngoại khuẩn.

Tuy vậy không phải mẹ nào cũng biết hút sữa và bảo quản sữa đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu bài viết để bổ xung thêm kinh nghiệm trọng vấn đề này

Cách vắt sữa mẹ:

Trước khi vắt sữa bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đựng sữa. Rửa các loại dụng cụ này bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó, dùng nước sôi trụng qua trong vài phút để tiệt trùng. Với bầu vú, bạn hãy làm mềm bằng cách lau khăn ấm và mát xa nhẹ nhàng cả hai bên để việc vắt sữa dễ dàng hơn.

Trong khi vắt sữa bạn từ từ nâng bầu vú bằng một tay, mát-xa từ trên bầu vú xuống núm vú. Sau đó xoa xung quanh kể cả phía dưới bầu vú. Tiếp tục ấn nhẹ vào vùng quầng vú bằng ngón cái và ngón trỏ rồi dùng 2 ngón tay bóp vào nhau và ấn ngược lại để sữa chảy ra. Bạn hãy cẩn thận vì sữa có thể phun theo nhiều hướng. Nên vắt một bên tối thiểu 3-5 phút cho tới khi thấy sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia, sau đó vắt cả 2 bên cho cân bằng.

Ngoài cách vắt sữa bằng tay, mẹ cũng có thể sử dụng các sản phẩm máy hút sữa tiện lợi và dễ dàng hơn. Bạn cũng phải làm mềm bầu vú và phải tiệt trùng dụng cụ bơm hút trước khi hút sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ:

– Sữa sau khi vắt ra cần được bảo quản trong bình đựng sữa chuyên dụng đậy kín hoặc sử dụng túi đựng chuyên dụng.

– Chỉ nên để 60-120ml, vừa đủ cho 1 lần ăn của bé để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.

– Sau khi vắt có thể bảo quản sữa mẹ trong 72 giờ nhiệt độ mát tủ lạnh, và 1 tháng trong ngăn đá. Nếu bảo quản sữa mẹ trong tủ đông có thể để được 3 tháng (lúc này sữa mẹ có thể mất lượng kháng thể cần thiết nhưng giá trị dinh dưỡng vẫn còn). Để an toàn, nhớ ghi rõ ngày vắt sữa ngoài bình đựng để kiểm soát hạn dùng.

Nêm bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ như sau:

– Đến 4 giờ ở 27 độ C.

– Đến 10 giờ ở 21độ C.

– Đến 24 giờ ở 16 độ C.

– Đến 5 ngày ở 4 độ C.

Cách sử dụng

– Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Trước khi cho bé uống, nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu bé uống không hết thì bỏ đi, không cho bé sử dụng lại.

– không nên hâm sữa bằng lò vi sóng có thể làm hủy hoại các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ và tạo ra các “hạt nóng” có thể gây bỏng con bạn.

– Chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Do đó, khi làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này. Lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Vì vậy, bạn không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm sữa.

– Một số mẹ có hàm lượng lipase (một loại men tiêu hóa chất béo) trong sữa cao, khi rã đông sẽ khiến sữa có mùi vị của xà phòng, nhiều bé không muốn uống. Trong trường hợp này, bạn có thể đun nhẹ sữa ở 80 đến 82 độ C để làm mất lipase. Sau đó làm lạnh nhanh và bảo quản sữa lại trong tủ lạnh.