LIKE US ON FACEBOOK

Những lưu ý khi nuôi con bằng sữa bột

Trường hợp không đủ sữa cho bé bú thì mẹ cũng đừng quá lo lắng, có thể bổ sung thêm sữa bột vào bữa ăn hàng ngày của bé. Mẹ hãy tìm hiểu và lựa chọn loại sữa phù hợp nhất với bé, cũng như bình sữa nào bé dễ bú nhất, để bé hấp thu trọn vẹn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển…

Dưới đây là 10 lưu ý khi nuôi bé bằng sữa bột các mẹ có thể tham khảo:

1. Không nên cho trẻ dùng cố định 1 loại sữa mà nên thay đổi để tìm ra loại sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người…điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho bé uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho bé uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.

Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho bé những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho bé có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.

Bé bú bình

2. Không nên cho trẻ dùng nhiều loại sữa cùng một lúc.

Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn tích tụ hết các ưu điểm của các loại sữa với hi vọng giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên thực tế, điều này không có lợi một chút nào, đôi khi uống đồng thời nhiều loại sữa lại khiến trẻ thừa chất hoặc vô tình bị dị ứng.

3. Không pha chung 2 loại sữa với nhau để cho trẻ uống.

Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

4. Không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội để pha sữa cho trẻ, nhiệt độ tốt nhất là 40-50 độ C.

Khi mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước vừa sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời làm sữa bị vón cục và bé bị bỏng vòm họng do uống sữa quá nóng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon. Vì thế, theo các bác sĩ chuyên gia thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng.

5. Không dùng các loại nước khác (nước trái cây, nước khoáng…) ngoài nước lọc để pha sữa cho trẻ.

Không chỉ pha sữa với nước hoa quả, có phụ huynh còn dùng nước cơm, nước khoáng đóng chai để pha sữa cho con. Nếu cha mẹ nào còn giữ thói quen này thì cần bỏ ngay và luôn. Cha mẹ cứ ngỡ sữa công thức pha với nước ép hoa quả hay nước cơm sẽ tăng mùi vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng; pha với nước khoáng để tiệt trùng là hoàn toàn sai. Thực tế là nếu pha quá nhiều nước ép hoa quả vào sữa sẽ khiến sữa bị kết tủa, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ thực phẩm của trẻ. Thậm chí, có thể dẫn tới hiện tượng tiêu chảy, hoặc rối loạn tiêu hóa. Còn nếu pha với nước khoáng sẽ khiến lượng kẽm, muối cao hơn mức cho phép. Lợi đâu chẳng thấy, chỉ thấy hại con mà thôi!

6. Không hâm sữa trong lò vi sóng mà nên dùng máy hâm sữa hoặc nước ấm.

Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.

Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.
Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.
Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút hoặc dùng mấy hâm sữa thay vì để nó trong lò vi sóng.

 7. Không nên cho trẻ uống lại sữa thừa, nếu trẻ uống thừa mẹ nên uống hết hộ trẻ.

Khi pha sữa cho con, mẹ nên pha đủ dùng cho bé ăn trong 1 lần chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; hoặc pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ.

Các mẹ nên biết sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé.

8. Không kết hợp sữa với bất cứ thực phẩm nào khác.

Nhiều cha mẹ sáng tạo khi pha sữa với socola, trái cây, hoặc pha cả thuốc vào sữa cho con. Các thành phần trong sữa và socola kết hợp với nhau sẽ tạo thành calcium oxalate không hòa tan, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, gây tiêu chảy hoặc chậm phát triển. Trái cây dằm sữa cũng gây tác hại như pha sữa với nươc trái cây: gây hiện tượng kết tủa, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa. Còn cho trẻ uống thuốc pha với sữa luôn là thói quen của hầu hết các bậc cha mẹ, không hề hay biết rằng sữa sẽ ảnh hưởng đáng kể sự hấp thu thuốc vào cơ thể trẻ, giảm thấp hiệu quả thuốc và gây nguy hại cho cơ thể.

9. Không nên cho trẻ uống sữa quá gần bữa ăn, nên cho trẻ uống sau bữa ăn 1-2 tiếng.

Khi cho con uống sữa, mẹ nên chọn khoảng thời gian từ 1-2 tiếng sau bữa ăn là tốt nhất. Lúc này dạ dày của bé đã trống trải bớt, có lợi cho sự hấp thụ sữa, tránh đầy bụng, nôn ói sau khi uống. Uống sữa quá nhanh và gần bữa ăn sẽ làm một số lượng lớn các protein không hấp thụ triệt để. Nếu uống sữa cách bữa chính 1- 2 giờ đồng hồ thì dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Khi bé uống sữa, mẹ có thể cho bé ăn một số thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, bánh quy…

10. Không nên cho trẻ uống sữa lúc nửa đêm.

Nhiều mẹ lo xa, sợ nửa đêm con đói nên cứ cho con uống sữa trước khi ngủ hoặc nhét bình sữa cho con lúc nửa đêm khi con cọ quậy. Thật ra trẻ con cũng như người lớn thôi: bạn chỉ ăn bữa tối rồi ngủ cho đến sáng, thì trẻ cũng vậy – chúng không có nhu cầu ăn uống thêm và khi ngủ say rồi chúng cũng không thấy đói. Uống sữa trước lúc đi ngủ quá nhiều sẽ khiến cho bàng quang của trẻ gặp khó khăn, trẻ có thể sẽ bị tè dầm. Còn uống sữa lúc nửa đêm không thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng sẽ gây ra chứng sâu răng hay ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của trẻ.


Game bài đổi thưởng

MUA BÁN & CHO THUÊ MÁY HÚT SỮA TẠI ĐÀ NẴNG